Phân loại cây mai
cách để chăm sóc cây mai sau têt không phải là điều dễ dàng, nếu bạn không nắm rõ quy luật của cây mai mình đang trưng thì dù có bón loại phân tốt cũng vô tác dụng. Chúng ta sẽ chia cây mai làm ba loại khác nhau: Cây mai chậu để trong nhà, cây mai chậu để ngoài sân và cây mai trồng dưới đất. Mỗi loại cây mai có cách chăm sóc mai sau tết khác nhau.
Xem thêm Cách kích nụ mai vàng ra đều, có nên sử dụng thuốc kích nụ mai ?
Đối với cây mai chậu trong nhà:
Đối với mai Tết chưng trong nhà vào những ngày Tết (thường là từ 26 Tết đến mồng 6 Tết) dễ bị thiếu ánh sáng mặt trời dẫn đến quang hợp không đủ nên màu sắc của lá thường nhạt hơn, cộng thêm việc phải dồn nhựa cây nuôi hoa mai trong hơn một tuần liền khiến cho cây mai bị kiệt sức, nếu không chăm sóc hợp lý có nguy cơ hoa mai không thể ra hoa vào năm tới.
Sau tết, Bạn nên đem cây mai ra ánh nắng nhẹ trong khoảng từ 3-5 ngày để cây mai có thể thực hiện được việc quang hợp, kèm theo đó bạn nên lặt bỏ nụ của cây mai đi để cây không dồn chất dinh dưỡng để nuôi nụ nữa.
Xem thêm Hoa mai vàng ngày tết và ý nghĩa của hoa mai vàng trong ngày tết
Đối với cây mai chậu ngoài sân và mai trồng dưới đất:
Do được tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng nên việc cần làm của bạn chỉ là lặt bỏ nụ hoa để cây mai có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cả cây.
Cách chăm sóc cây mai vàng sau Tết:
1. Tỉa cành
Tỉa cành (hay còn được gọi là xả tàn) là một phương pháp chăm sóc cây mai sau tết được sử dụng thường xuyên. Bạn sử dụng một cây kéo chuyên dụng để cắt bỏ đi cành mai già, bị sâu bệnh,cắt bỏ nụ hoa và trái non.
Xem thêm: hướng dẫn cách tỉa cành mai.
2. Bón phân
Đây cũng là bước quan trọng để chăm sóc, phục hồi lại cây mai sau những ngày tết. Bạn nên bón phân hữu cơ vì phân hữu cơ có đặc tính tự nhiên, phân huỷ từ từ, bên hơn và khi phân huỷ thì biến thành chất mùn, làm cho đất thêm tơi xốp, có rất nhiều phân hữu cơ có thể dùng như:
Phân bò khô
Phân bánh dầu miếng
Phân dynamic lifter
Phân rơm
Để có thể tăng hiệu quả gấp đôi, ta có thể sử dụng thêm các loại phân hoá học như:
Phân NPK 30-10-10: loại phân có tỉ lệ đạm (N) cao, nên bón phân này sau Tết để cây mau phát triển.
Phân NPK 15-30-15: loại này có tỉ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng để kích thích cây ra nhiều nụ và hoa to.
Phân NPK 10-50-10: loại này có tỉ lệ Lân (P) rất cao, dùng để kích thích cây ra hoa nhiều và mạnh.
Tìm hiểu cách bón phân cho cây mai vàng , những phân bón cho mai vàng tốt nhất
3. Sang chậu
Bước này chỉ áp dụng đối với những cây mai trồng trong chậu. Nên thay chậu mới trong vòng từ 2 đến 3 năm vì đất trong chậu được đặt trong thời gian dài dễ bị chai đi. Chậu mới nên to hơn chậu cũ một tí, ở dưới đáy chậu khoét ba lỗ to để cây có thể thoát nước. Chúng ta moi bớt đất bên trên chậu rồi nhẹ nhàng cầm gốc mai lên, lấy tay cẩn thận gỡ bớt đất đi để tránh đứt rễ cây. Sang chậu mới, bỏ đất to vào trước rồi đất nhỏ vào sau, từ từ đặt cây mai vô và chỉnh sửa tư thế cho cây mai theo ý bạn. Sau khi chỉnh cây xong thì bón phân hữu cơ lên cây (đừng bón quá nhiều phân lúc này vì dễ làm hư rễ cây).
4. Tưới nước
Đây là bước đơn giản nhất, cây mai không cần phải tưới nước thường xuyên, chỉ khi nào thấy đất trong chậu khô thì tưới (từ 1-2 lít) và tưới ngay sát gốc cây mai. Còn trên các cành thì chỉ cần dùng bình phun tưới ướt các tán cây thôi.
Chăm sóc cây mai sau tết không hề dễ dàng, nhưng nếu muốn cho cây lại tiếp tục ra hoa rực rỡ vào năm sau thì cũng cần phải tích cực tưới tiêu, phun thuốc cho cây hợp lý . Hy vọng bài viết này giúp bạn có thể tự mình chăm sóc cây mai tốt hơn.